Mô hình quản trị dành cho doanh nghiệp tư nhân khi mới thành lập

Mô hình quản trị dành cho doanh nghiệp tư nhân khi mới thành lập

Mô hình quản trị doanh nghiệp

Mô hình quản trị dành cho doanh nghiệp tư nhân khi mới thành lập

22/05/2017 00:00:00
Mô hình quản trị dành cho doanh nghiệp tư nhân khi mới thành lập

 

Mô hình quản lý theo mô hình gia đình là hình thức thường thấy trong các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp vừa và nhỏ ở giai đoạn đầu lập nghiệp. Cách quản lý này có ưu điểm là dễ vận hành.

 

mo-hinh-quan-ly-doanh-nghiep-gia-dinh.jpg

 

Mối quan hệ trong gia đình thể hiện sự gần gũi, tôn trọng giữa người lớn và người nhỏ chứ không phải là năng lực chuyên môn và mọi việc thì có thể cùng nhau làm. Chủ doanh nghiệp là người trãi qua nhiều khó khăn vất vả trong quá trình lập nghiệp, nền tảng quyết sách của họ là trực giác và kinh nghiệm cá nhân nên luôn đưa ra những quyết định nhanh chóng. Vì thế kết cấu tổ chức đơn giản, không có nhiều quy tắc điều lệ, không cần quy trình, cơ chế vận hành. Mọi quyết định đều được chủ doanh nghiệp đưa ra va thực hiện tức thì.

 

Khi có xung đột, lấy tình thân để giải quyết và vì tin tưởng nên dễ dàng bỏ qua. Vì vậy trong giai đoạn đầu phát triển quản lý theo mô hình gia đình là điều tất yếu. Vì quyền sở hữu nằm trong tay một hoặc một vài thành viên trong gia đình, nên công ty gia đình có xu hướng “cá nhân hoá”, thống nhất quyền lực vào tay người chủ gia đình. Quyền lực này cho phép công ty gia đình có thể thực thi một tầm nhìn dài hạn, tập trung đầu tư  tạo ra những ưu thế cạnh tranh dài hạn mà những công ty chỉ chạy theo kết quả ngắn hạn trên thị trường chứng khoán không thể đạt được.

 

Mô hình quản lý gia đình còn giám sát, kiểm soát nội bộ không chỉ thông qua cơ chế “quyền sở hữu”, mà còn thông qua hàng loạt các quy tắc xã hội khác, nhất là huyết thống, truyền thống, quan niệm về trật tự gia đình, dòng họ…Quản trị công ty gia đình tạo thuận lợi cho việc ra quyết định, làm giảm chi phí quản lý, tập trung vào phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống. Các công ty gia đình có thể xây dựng một chiến lược phát triển độc đáo, không theo cách tư duy tầm thường; nhanh chóng vượt qua những đối kháng của quản trị công ty thông thường do không phải phải lo thiết lập các ranh giới và phân chia quyền ra quyết định.

 

Các công ty gia đình thường có xu hướng tiết kiệm và cẩn trọng trong chi tiêu. Sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm giảm nhẹ quy mô và mức độ của vấn đề đại đại diện. Tóm lại, điểm mạnh của công ty gia đình là quan hệ “hợp tác” giữa các thành viên chủ chốt. Tuy nhiên, khi quyền sở hữu công ty gia đình được truyền lại qua các thế hệ sau, những người thừa kế phải chia sẻ quyền sở hữu công ty trên tinh thần quan hệ “đối tác”. Họ phải cùng nhau quyết định cách thức quản trị và điều hành công ty như tài sản chung.

 

Tuy nhiên, khi quy mô doanh nghiệp phát triển, yêu cầu đối với việc quản lý nâng cao thì cách quản lý này lại bộc lộ nhược điểm như: Tài sản chung tạo nên giữa các thành viên không rõ ràng, thiếu những quy định mang tính pháp lý, từ đó dễ xảy ra tranh chấp;  Thiếu cơ chế quản lý khoa học, tâm lý chủ quan. Ví dụ, theo quy định, nhân viên đi trễ hoặc nghỉ không phép sẽ bị xử lý, nhưng nếu nhân viên đó là người thân, chủ doanh nghiệp sẽ phân vân khi xử lý, thậm chí bỏ qua.  Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như làm gương cho các nhân viên khác.

 

Những người thân trong gia đình do thiếu kiến thức và sự bồi dưỡng về kinh doanh, quản lý nhưng được đề bạt ở những vị trí cao. Các nhân viên là người ngoài dù có năng lực và kiến thức rộng vẫn không có đất dụng võ, điều này dẫn đến người tài sẽ không gắn bó lâu dài với công ty và một điều tất yếu là không ty không thể lớn mạnh hơn nữa. Lập nghiệp có thể dùng phương pháp gia đình trị nhưng một khi doanh nghiệp trên đà phát triển thì nhất định phải thay đổi mô hình quản lý .

Có thể bạn quan tâm??
  • LANDSOFT BUILDING - PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÒA NHÀ TOÀN DIỆN
Tin mới
Facebook chat