Nhân lực – yếu tố tiên quyết để nâng cao năng suất lao động

Việt Nam đang trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng với nguồn nhân lực dồi dào trẻ tuổi. Cơ cấu dân số này là điều kiện tốt nhất để tạo đà cho các bước phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, vấn

Nhân lực, năng suất lao động

Nhân lực – yếu tố tiên quyết để nâng cao năng suất lao động

25/05/2017 00:00:00
Nhân lực – yếu tố tiên quyết để nâng cao năng suất lao động

Việt Nam đang trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng với nguồn nhân lực dồi dào trẻ tuổi. Cơ cấu dân số này là điều kiện tốt nhất để tạo đà cho các bước phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tận dụng được ưu thế chất lượng dân số để nâng cao năng suất lao động và phát triển khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của toàn thế giới đang diễn ra.

 

Thực trạng khoảng cách về chất lượng nhân lực

 

thuc-trang-khoang-cach-ve-chat-luong-nang-luc.jpg

 

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp, có khoảng cách lớn so với nhu cầu của nền kinh tế và so với các nước trong khu vực ASEAN và các nước khác. Nguồn nhân lực thiếu hụt trầm trọng, lao động có trình độ tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề cho chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam theo đánh giá của ngân hàng Thế giới vào năm 2014 chỉ đạt 3,39/10 điểm. Và năng lực của nền kinh kế Việt Nam xếp thứ 73/133 được xếp hạng.

 

Các tiêu chí quan trọng để đánh giá nguồn nhân lực bao gồm trình độ tay nghề cao, khả năng tiếp thu nhanh chóng, sáng tạo và làm chủ công nghệ, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng nắm bắt và giao tiếp khách hàng, khả năng chuyển đổi nghề linh hoạt. Vơi các nhân tố mới như tình trang thể lực, tình trạng việc làm, mức độ giải phóng con người, và cơ hội không ngừng vươn lên thì năng xuất lao động của Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp hơn so với các nước trong khu vực.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương: “ Bản thân cái nguồn nhân lực này nó dồi dào về số lượng nhưng chất lượng thì chưa cao. Những kỹ năng mềm như ngoại ngữ, khả năng làm việc theo nhóm, tính sáng tạo, chủ động của Việt Nam đang ở giai đoạn thấp.”

 

Ông Vũ Mão- Nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ: “Thua về thể chất, thua về sức mạnh, thua về sức khỏe. Đã không có sức khỏe thì trí tuệ có tốt mấy cũng thể phát huy được. Cho nên những vấn đề đó đặt ra với Việt Nam chúng ta, mỗi con người, mỗi gia đình. Nhưng đồng thời ở đây, nó cũng là vấn đề của xã hội, của nhà nước. Nhà nước phải có sự quan tâm chăm sóc, có chiến lực phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện từ đạo đức, từ văn hóa cho đến nghề nghiệp và cuộc sống cho trong sáng, văn minh.”

 

Vai trò then chốt và hướng đi của nguồn nhân lực

 

Vai-tro-then-chot-va-huong-di-cua-nguon-nhan-luc.jpg

 

Chất lượng lao động, đào tạo nhân lực và quản lý nhân sự có vai trò then chốt và tác động mạnh mẽ trong việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù đã có những thành tựu thu hẹp khoảng cách tương đối về năng suất lao động của Việt Nam với các nước phát triển hơn trong khu vực khối ASEAN, nhưng việc năng suất lao động của các nước kém phát triển hơn dần bắt kịp năng suất lao động của Việt Nam cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu và có nguy cơ tụt hậu.

 

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển quốc gia, chủ tịch diễn dàn hiện tại và tương lai Hàn Quốc, ông Hahm Seung Heui đánh giá: “Việt Nam đang tích cực tiến vào thị trường toàn cầu và đang thực hiện tầm nhìn tiến đến trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình này Việt Nam phải giải quyết các vấn đề như hệ thống pháp luật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nguồn lao động có tay nghề cao, kinh nghiệm phát triển của các quốc gia có môi trường công nghiệp tương đồng trong số các công nghiệp mới nổi sẽ giúp ích cho việc phá bỏ các nhân tố cản trở mà Việt Nam đang gặp phải. Sự hợp tác thông qua các vùng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm cải cách sẽ góp phần tạo sự thịnh vượng chung cho khu vực.”

 

Nhận định về năng lực phát triển của Việt Nam, tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Oanh – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng: “So với các quốc gia trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, có thể thu hẹp khoảng cách, năng lực cạnh tranh dù có cải thiện nhưng vẫn còn khá thấp. Nhất là ở nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả.”

 

Hiện tại, nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả trong đó có giáo dục và đào tạo bậc cao, từ cấp phổ thông trung học trở lên. Nâng cao năng suất lao động thì chất lượng lao động đóng vai trò quyết định và thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

 

Theo đó, Bà Tuệ Oanh cũng kiến nghị: “Cần phải tiếp tục thực hiện nhanh và hiệu quả các giải pháp lớn đã ban hành và nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo nghề, đào tạo đại học và trên đại học theo các thông lệ, thực tiễn tốt của quốc tế. Cần tăng hợp tác với các nước nhất là các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản về đào tạo nghề, đào tạo đại học, nâng cao trình độ cho giáo viên chuyển giao chương trình đào tạo, sửa đổi giáo trình, tăng thời lượng kiến thức thực hành ngoại ngữ, tăng kiến thức về kỷ luật lao động.Hơn thế, nhà nước cũng nên có chính sách ưu tiên nguồn lực nhà nước cho đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo ở những ngành Việt Nam ưu tiên phát triển, có khả năng lan tỏa với công nghệ về năng suất, khuyến khích rộng rãi và hỗ trợ khởi nghiệp kết hợp với đào tạo nâng cao chất lượng lao động.”

Có thể bạn quan tâm??
  • LANDSOFT BUILDING - PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÒA NHÀ TOÀN DIỆN
Tin mới
Facebook chat