Quy trình một kế hoạch kinh doanh cơ bản

Với bất kỳ ý định kinh doanh nào, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là lên kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh thường có hai mục đích sau: Một là cung cấp lộ trình cho doanh nghiệp và hai là

quy trình kế hoạch kinh doanh

Quy trình một kế hoạch kinh doanh cơ bản

27/05/2017 00:00:00
Quy trình một kế hoạch kinh doanh cơ bản

Với bất kỳ ý định kinh doanh nào, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là lên kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh thường có hai mục đích sau: Một là cung cấp lộ trình cho doanh nghiệp và hai là thu hút nguồn tài trợ từ bên ngoài. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những lý do chủ yếu khiến các doanh nghiệp mới thất bại là do kế hoạch kinh doanh kém hiệu quả. Dưới đây là quy trình chi tiết cho một kế hoạch kinh doanh cơ bản.

 

Quy trình kế hoạch kinh doanh

 

Tuyên Bố Sứ Mệnh

 

Tuyên bố sứ mệnh là một bản mô tả súc tích, từ một đến ba khổ về mục tiêu và tôn chỉ của doanh nghiệp. Trong phần này, bạn nên khẳng định vị thế kinh doanh độc nhất của mình, xứ mệnh công ty mang lại hoặc sự khác biệt giữa công ty của bạn với các đối thủ trong ngành.

 

Tóm Tắt

 

Tóm Tắt (hay còn gọi là Executive Summary) là yếu tố tiên quyết quyết định bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được để ý tới hay họ sẽ vất nó và sọt rác. Vì vậy, hãy tóm tắt ngắn gọn ý tưởng kinh doanh của của doanh nghiệp trong một đến hai trang và làm nó trở nên dễ hiểu, hấp dẫn nhưng cũng cực kỳ khả thi trong mắt nhà đầu tư.

 

Sơ yếu lý lịch của những người đứng đầu công ty

 

Hãy trích lý lịch và trình độ học vấn của tất cả các nhân viên quan trọng trong doanh nghiệp. Bạn  muốn nhấn mạnh rằng nền tảng kiến thức đã giúp họ như thế nào trong việc tiếp nhận thử thách điều hành công việc kinh doanh mới này. Ngoài ra, nếu kinh nghiệm của một nhân viên có được từ một ngành hoàn toàn khác, bạn có thể nhấn mạnh rằng điều đó là một lợi thế chứ không phải một tổn thất.

 

Đặc Điểm của Sản Phẩm hoặc Dịch Vụ

 

Việc dành ra một phần để mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp một cách chi tiết đồng thời bạn sẽ định giá bao nhiêu cho những gì bạn đang bán.

 

Thị Trường Mục Tiêu

 

Giới thiệu về thị trường mục tiêu sơ cấp và thị trường mục tiêu thứ cấp cùng với bất kì nghiên cứu nào chứng minh rằng thị trường mục tiêu của bạn sẽ đem lại lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp.

 

Kế Hoạch Tiếp Thị

 

Trình bày kế hoạch tiếp thị của bạn và nên chỉ rõ cách bạn tiếp cận thị trường mục tiêu như thế nào. Phần này trong kế hoạch sẽ bao gồm các chiến lược quảng cáo và tiếp thị.

 

Phân Tích Ngành và Đối Thủ Cạnh Tranh

 

Việc chỉ hiểu khách hàng thôi chưa đủ, các công ty còn phải hiểu rằng sự phát triển của công ty còn tuỳ thuộc vào việc vật lộn chia xẻ thị trường với các đối thủ cạnh tranh. Cần có một bản phân tích đầy đủ và toàn diện về ngành và đối thủ cạnh tranh bao gồm tất cả các bên liên quan trong ngành. Đừng quên tính đến các cơ quan điều hành và chính phủ. Hiểu biết các đối thủ của mình là một điều quan trọng để hoạch định kế hoạch Marketing có hiệu quả.

 

Báo Cáo Tài Chính

 

 

Báo cáo tài chính là để đánh giá được tình hình tài chính của một công ty, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Báo cáo tài chính là một công cụ hữu ích nhất cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp. Từ báo cáo tài chính cho thấy tất cả những gì mà công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một khoảng thời gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từ những báo cáo cuối cùng của họ. Báo cáo tài chính phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và toàn diện. Mỗi con số trên bảng tính phải có nghĩa.

 

Đề Xuất Của Bạn

 

Trình bày mức đầu tư bạn mong muốn và mục đích sử dụng nguồn vốn. Nếu bạn đang bán sản phẩm, hãy chỉ ra mức giá riêng của từng đơn vị sản phẩm. Một khi bạn tổng hợp được tất cả các thông tin quan trọng này, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trình bày bản kế hoạch một cách chuyên nghiệp. Bản kế hoạch nên được đánh máy, căn chỉnh lề và có bố cục rõ ràng. Nếu có thể hãy sử dụng đồ họa và hình ảnh. Không viết tay các thay đổi hay chỉnh sửa.

 

Phụ lục

 

Phụ lục thể hiện những bảng, biểu, số liệu, sơ đồ, hình vẽ, kết quả điều tra, khảo sát … có tác dụng chứng minh, minh họa cho các nội dung của bản kế hoạch kinh doanh.

 

Sau khi đã hoàn tất bản kế hoạch, chúng ta cần kiểm tra lại trách sai sót hoặc thiếu sót đáng tiếc ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của doanh nghiệp. Một khi bạn đã hoàn thiện bản kế hoạch, hãy gửi nó cho các nhà đầu tư tiềm năng, những người cuối cùng có thể cam kết cấp vốn. Từ đó, doanh nghiệp mở ra một giai đoạn hợp tác kinh doanh, mang lại những giá trị cao trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm??
  • LANDSOFT BUILDING - PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÒA NHÀ TOÀN DIỆN
Tin mới
Facebook chat