Không thể bỏ qua các tiêu chí ban đầu khi mở phòng khám nha khoa

Những yếu tố về nhân sự, địa điểm, đầu tư chi phí, phân tích khách hàng là những điều cần phân tích cụ thể không thể bỏ qua để thành lập một phòng khám nha khoa.

tiêu chí mở phòng khám nha khoa

Không thể bỏ qua các tiêu chí ban đầu khi mở phòng khám nha khoa

31/03/2017 00:00:00
Không thể bỏ qua các tiêu chí ban đầu khi mở phòng khám nha khoa

Để mở phòng khám nha khoa, bạn cần xác định được các tiêu chí lựa chọn ban đầu, những vấn đề mấu chốt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại trên thị trường nhiều cạnh tranh. Các tiêu chí ban đầu cần quan tâm tới mở phòng khám nha khoa đó là: Nhân sự nha khoa, Địa điểm mở phòng khám, Đối tượng khách hàng, Đầu tư về trang thiết bị.

 

  1. Nhân sự nha khoa

 

Việc đáp ứng được nhân sự làm việc tại phòng khám mới triển khai hay phòng khám lâu năm đều đau đầu cho lãnh đạo phòng khám, bệnh viện. Vì nếu thuê bác sĩ chất lượng thì giá thuê rất cao, dẫn đến thu không đủ chi và phòng khám sẽ phá sản sớm. Trường hợp thuê bác sĩ, thậm chí y sĩ để duy trì khám bệnh thì chất lượng chuyên môn giảm, mất uy tín với bệnh nhân và phòng khám cũng sẽ không đủ kinh phí để hoạt động.

 

Trên thực tế, đa số các phòng mạch nhỏ chủ đầu tư là bác sĩ chuyên môn thì phòng khám duy trì tốt và có thu nhập ổn định, hoặc các phòng khám đa khoa mà chủ phòng khám có quan hệ tốt với các bác sĩ sẽ có lượng bệnh nhân ổn định và thu nhập tốt. Các phòng khám do chủ đầu tư không phải bác sĩ thường có hiệu suất kém hơn, hoặc phải bù tiền từ mảng kinh doanh khác cho mang khám chữa bệnh, hoặc cho thuê bớt mặt bằng kinh doanh…

 

Như vậy nếu không chuẩn bị đủ cơ số bác sĩ cần thiết bạn nên xem lại kế hoạch mở phòng khám của mình. Phòng khám quá phụ thuộc vào 1 bác sĩ thì nguy cơ thất bại rất cao. Qua đây chúng ta thấy rằng yếu tố nhân sự cũng rất quan trọng trong tiêu chí mở phòng khám nha khoa

 

nhân sự nha khoa

Nhân sự cho phòng khám nha khoa

 

  1. Địa điểm mở phòng khám

 

Đa số hiện nay các phòng khám mở gần bệnh viện từ cấp huyện tới cấp Trung ương Vì sao vậy? Đây có phải là yếu tố địa lợi? Hay lý do nào khác? Đa số các phòng khám này tận dụng được chính nhân lực dư thừa ngoài giờ của các bệnh viện nhà nước. Tranh thủ lúc các bệnh viện nhà nước quá tải, người bệnh mệt mỏi với sự chờ đợi. Họ chấp nhận khám ngoài tư nhân nhưng các phòng khám luôn quảng cáo rằng các bác sĩ tại bệnh viện gần đó. Dễ dàng nhận thấy một số khu phố khám chữa bệnh như Giải Phóng gần bệnh viện Bạch Mai, Khu phố viện 103, phố khám chữa bệnh tại quận 5 Hồ Chí Minh. Địa điểm gần các bệnh viện lớn kết quả tốt hơn các phòng khám ở xa bệnh viện. Trên thực tế có nhiều vùng miền thiếu phòng khám, vì nhà đầu tư không triển khai cơ sở y tế.

 

Dễ nhận thấy các phòng khám thường không mở cạnh các bệnh viện tư bởi phòng khám tư sẽ không thể cạnh tranh nổi, bệnh viện tư nhân họ đầu tư nghiêm túc hơn.

 

  1. Đối tượng khách hàng

 

Đa số các phòng khám chưa quan tâm tới đối tượng khách hàng của mình là bình dân hay người có tiền. Về kinh doanh thì phải khảo sát được túi tiền của người tiêu dùng, họ sẽ tiêu bao nhiêu tiền mỗi năm cho khám chữa bệnh, và mỗi năm đi khám bao nhiêu lần. Đa số khách hàng bị bệnh nặng mới đi khám, thậm chí rất nặng mới khám. Và họ thường chọn các cơ sở có trang thiết bị bình thường, mức thu rẻ, chất lượng chuyên môn thấp, kết quả cận lâm sàng trung thực kém.

 

Khách hàng có tiền thường lại có quan hệ tốt, hoặc dùng tiền để quan hệ với bác sĩ, gặp được các bác sĩ tại bệnh viện lớn, ngay trong giờ hành chính mà ít phải xếp hàng. Ngoài ra họ sẽ chọn các bệnh viện tư nhân lớn để khám chữa bệnh, tốn tiền nhưng an tâm hơn.

 

đối tượng khách hàng tới phòng khám

Đối tượng khách hàng của phòng khám

 

  1. Đầu tư về trang thiết bị

 

Đối với bệnh viện tư nhân, các trang thiết bị thường được đầu tư tốt, nhưng chưa chắc đã có hiệu quả tốt. Cũng giống như việc thuê một bác sĩ giỏi thì phải trả rất nhiều tiền. Các trang thiết bị y tế hiện đại từ các nước G7 thường ko hề rẻ, và có những bệnh viện rất ít bệnh nhân so với cơ sở hoành tráng của mình. Thậm chí với việc thiết bị khai thác thiếu hiệu suất cũng dẫn tới giảm tuổi thọ và chất lượng của trang thiết bị.

 

Các phòng khám tư nhân thường đầu tư hạn chế hơn, các thiết bị từ Hàn Quốc, Trung Quốc, thiết bị y tế cũ, thiết bị y tế lắp ráp tại Việt Nam được sử dụng thường xuyên hơn. Nổi bật nhất với ngành răng hàm mặt, gần như tất cả các phòng khám mới đều sử dụng ghế tăng Trung Quốc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Rất khó khăn để tìm được ghế nha của các nước G7 tại Việt Nam.

 

Chất lượng của các máy này thường thấp hơn so với sản phẩm của các nước G7. Nhưng hệ số an toàn rủi ro đầu tư thấp hơn hẳn với với việc đầu tư máy mới của Nhật, Mỹ. Và đây vẫn là hướng đầu tư chủ yếu trong tương lai.

 

Việc lựa chọn nhà cung cấp cũng cần được quan tâm đối với nhà đầu tư, vì có nhà cung cấp uy tín, nhà cung cấp không uy tín. Thậm chí khi trang thiết bị gặp sự cố thì nhà cung cấp lại bỏ của chạy lấy người. Hiện tượng này vẫn còn rất phổ biến trong thị trường kinh doanh thiết bị y tế tại Việt Nam.

-TrangPham-

 

Có thể bạn quan tâm??
  • LANDSOFT BUILDING - PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÒA NHÀ TOÀN DIỆN
Tin mới
Facebook chat